Quy trình sản xuất video marketing chuyên nghiệp có thể bạn chưa biết

Sản xuất một video chuyên nghiệp luôn phải tuân theo một quy trình, nhất là trong lĩnh vực marketing – một lĩnh vực vô cùng cạnh tranh. Vậy hãy cùng TIDO tìm hiểu về những quy trình sản xuất một video marketing chuyên nghiệp.

Đầu tiên, hãy cùng bắt đầu với định nghĩa của 3 giai đoạn chính trong quy trình sản xuất video marketing: 

  1. Giai đoạn tiền kỳ (Pre – production).
  2. Giai đoạn sản xuất (Production).
  3. Giai đoạn hậu kỳ (Post – production).

📖 Giai đoạn tiền kỳ ( Pre – production ):

 Đây là giai đoạn để chuẩn bị mọi thứ cần thiết trước khi bấm máy. Với mục đích nhằm bảo đảm giai đoạn sản xuất diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Các bước của giai đoạn tiền kỳ bao gồm:

  • Tiếp nhận thông tin khách hàng, hiểu rõ customer insight.

Vậy customer insight là gì ?

Theo Rowan Gibson – founder của Imagination Bridge: “Insights là những suy nghĩ, mong muốn ẩn sâu trong tâm trí của người tiêu dùng mà hiện bản thân họ cũng chưa nghĩ đến.”

Vậy ta có thấy hiểu rõ customer’s insight là hiểu được những suy nghĩ ẩn giấu thầm kín của khách hàng. Nếu hiểu rõ được customer insight sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi của video marketing. Ngoài ra, Insight có thể ảnh hưởng cả trực tiếp lẫn gián tiếp việc chọn lựa loại video phù hợp.

  • Xác định mục đích sử dụng video.

Xác định mục đích của video là yếu tố quyết định hiệu quả của video marketing đó. 

Nếu mục đích của bạn là đẩy mạnh việc bán hàng thì có thể bắt đầu với những video sale trực tiếp và video feedback vì đây là 2 cách cải thiện tỷ lệ chuyển đổi tốt nhất.

Còn nếu mục đích của bạn là xây dựng thương hiệu thì có thể bắt đầu với các giới thiệu doanh nghiệp vì đây là những loại video giúp tăng sự tin tưởng của người tiêu dùng và khiến phủ sóng thương hiệu tốt hơn

👉 Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về các dạng video marketing nổi bật nhất này tại đây ( hyperlink )

  • Tìm hiểu USP của sản phẩm.

USP ( Unique Selling Point ): là điểm đặc biệt của sản phẩm, thứ mà tạo ra sự khác biệt của sản phẩm với những đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Việc xác định USP của sản phẩm rất quan trọng trong video marketing vì đây là yếu tố quyết định tới cách triển khai của kịch bản video. Nếu sản phẩm có USP thì trọng tâm của video sẽ là nó, còn những sản phẩm không có USP thì video sẽ đòi hỏi sự sáng tạo, mới lạ hơn để tạo ra sự khác biệt và thu hút người dùng hơn sản phẩm khác. Ngoài ra, USP hiệu quả cũng cần phải hợp với pain point (hay nỗi đau) của khách hàng vì khi được “ gãi đúng chỗ ngứa ” thì sản phẩm sẽ dễ dàng tạo được thiện cảm của người tiêu dùng hơn.

  • Lên ý tưởng và hoàn thiện kịch bản cho video:

Bất cứ nội dung nào trong marketing cũng cần bước lên, triển khai ý tưởng và hoàn thiện kịch bản. Một kịch hay được hình thành dựa trên những điểm giao giữa đặc điểm của sản phẩm và mong muốn của khách hàng.

Vậy, các bước lên ý tưởng và hoàn thiện kịch bản cho video có thể kể ra như:

  • Xác định insight khách hàng.
  • Xác định loại hình video phù hợp với insight này của khách hàng.
  • Xác định chủ đề, màu sắc cho video: Chủ đề phải phù hợp với sản phẩm, mục đích rõ ràng. Màu sắc thì cần mang lại đặc trưng của sản phẩm, phải rõ ràng, sắc nét. Ngoài ra, màu sắc không nên quá chói và phải hợp với chủ đề của video.
  • Hoàn thiện và kiểm duyệt lại kịch bản cho video.
  • Lên danh sách đạo cụ, thiết bị, nhân vật sẽ cần phải chuẩn bị.

 Đây là bước cuối cùng của khâu tiền kỳ thế nhưng lại quyết định rất lớn đến các giai đoạn sau. Chuẩn bị đầy đủ sẽ giúp tiết kiệm thời gian trong giai đoạn sản xuất khi những đạo cụ, thiết bị, nhân vật sẵn sàng cho việc quay, dựng.

  • Đi tiền kỳ.

Quay video thì chắc chắn cần địa điểm, thế nên việc tiền kỳ hay tham khảo thực địa là hết sức cần thiết vì có thể những cú máy trong kịch bản cần sẽ không phù hợp với thực địa.

📖 Giai đoạn sản xuất ( production ):

Đây là giai đoạn tiến hành quay/ chụp video/ hình ảnh. Tuy thời gian thường chi trong 01 ngày nhưng giai đoạn sản xuất sẽ quyết định 90% chất lượng của một video marketing. Hai bước chính trong giai đoạn sản xuất gồm:

  • Setup máy quay và góc quay: Trái tim của những thước phim, máy quay là phần không thể thiếu với mọi loại video. Từ đặc điểm địa hình những cameraman sẽ phải chọn ra cách setup máy, góc máy triệt để nhất nhằm tạo ra được những thước phim phù hợp theo chủ đề, màu sắc mà khách hàng yêu cầu. 
  • Tiến hành quay theo kịch bản.

📖 Giai đoạn hậu kỳ ( post – production ):

Giai đoạn cuối cùng là hậu kỳ, khi các editor (người dựng phim) tiến hành cắt ghép phân cảnh, chỉnh hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, hình ảnh, màu sắc … sao cho phù hợp nhất. Các bước cơ bản của giai đoạn hậu kỳ gồm:

  • Tiếp nhận thông tin
  • Kiểm tra toàn bộ file quay và xin thêm các yêu cầu ( nếu có).
  • Cut thô và xếp file theo kịch bản.
  • Chỉnh sửa màu sắc.
  • Biên tập lại để đi hình và tạo cảm xúc cho video.
  • Kiểm duyệt một lần nữa toàn phim.
  • Thu thập feedback và phản hồi
  • Sửa (nếu cần)

CHUYÊN MỤC

CÁC BÀI VIẾT KHÁC

TIDO chuyên về dịch vụ chụp ảnh concept, phông

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN